Cấu trúc Website là gì? Hướng dẫn 8 bước xây dựng cấu trúc chuẩn SEO

Hướng dẫn cách thiết kế một cấu trúc website chuẩn SEO
Table of Contents
THÔNG BÁO BÀI VIẾT MỚI

Một website sắp xếp cấu trúc lộn xộn sẽ khiến người dùng bối rối khi truy cập và xem nội dung. Tương tự như người dùng, các cỗ máy tìm kiếm (Search Engine) cũng không thích thú gì khi truy vấn dữ liệu từ một cấu trúc thiếu ngăn nắp.

Bạn cứ tưởng tượng việc đi mua sắm ở một siêu thị mà họ không chia gian hàng theo loại, thay vào đó để dồn hết lại một chỗ cho bạn tìm vậy, rất mất thời gian và cực kỳ bất tiện.

Cấu trúc website rõ ràng và mạch lạc không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng, mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình Website Audit (quá trình kiểm tra toàn diện website để tối ưu SEO).

Trong bài viết này, Tâm sẽ giúp các bạn đi từ cơ bản đến nâng cao về cấu trúc website và hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách xây dựng một cấu trúc website chuẩn SEO.

Cấu trúc website là gì? (Site structure – Site architecture)

Cấu trúc website là cách bạn tổ chức và sắp xếp nội dung và các trang theo mức độ quan trọng hoặc theo chủ đề cho một website. Nó liên quan đến việc sắp xếp các danh mục cấp cao nhất, các danh mục con và các trang riêng lẻ, sau đó lên kế hoạch cho các nội dung liên kết với nhau thông qua “internal-linking”.

Một cấu trúc website được thiết kế tốt giúp người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng điều hướng và hiểu thông tin trên một trang web.

Dưới đây, bạn có thể thấy cấu trúc website của dndtam.com, Tâm xây dựng theo kiểu “pyramid structure” – cấu trúc kim tự tháp (xem phần Tâm giải thích về cấu trúc này ở dưới), với độ sâu tối đa là 3 tầng nội dung. Mỗi tiêu đề menu đại diện cho một danh mục và được chia nhỏ thành các danh mục con:

Cấu trúc website của dndtam.com
Cấu trúc website của dndtam.com

Tại sao cấu trúc website quan trọng đối với SEO?

  1. Cải thiện việc thu thập dữ liệu và lập chỉ mục:

Các công cụ tìm kiếm (Search Engine) sử dụng các con “bot” của mình để khám phá và thu thập nội dung của các website và mỗi website có một “crawl budget” (tài nguyên mà các Search Engine bỏ ra để thu thập nội dung) nhất định .

Điều này có nghĩa là trong một khung thời gian nhất định, Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác sẽ thu thập dữ liệu ở một số lượng trang nhất định trên một trang web.

Nếu website của bạn không được cấu trúc một cách mạch lạc, các “bot” sẽ không thể thu thập đầy đủ nội dung trên website của bạn. Một trang web được cấu trúc tốt với các hệ thống phân cấp rõ ràng và liên kết nội bộ cụ thể sẽ giúp cho “bot” dễ dàng phát hiện và lập chỉ mục tất cả các trang liên quan.

  1. Giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung trang web của bạn

Nếu bạn sắp xếp nội dung của mình thành các silo (các nhóm nội dung cùng chủ đề) gọn gàng, dễ hiểu, các công cụ tìm kiếm sẽ đọc điều hướng của bạn để tìm hiểu cấu trúc thông tin, giúp chúng hiểu chủ đề trang web của bạn bao gồm những gì.

Điều này sẽ giúp công cụ tìm kiếm hiểu các chủ đề phụ mà trang web của bạn bao gồm và giúp chúng định vị tất cả các nội dung trên website của bạn.

Công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của bạn càng tốt, chúng sẽ xem trang web của bạn là một chuyên gia (Authority) trong lĩnh vực (Niche) đã chọn, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tăng thứ hạng tìm kiếm cho những “truy vấn” trong cùng lĩnh vực.

  1. Cải thiện trải nghiệm người dùng

Việc cấu trúc nội dung website của bạn thành một hệ thống phân cấp rõ ràng trực tiếp cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách giúp người dùng điều hướng trang web của bạn để nhanh chóng tìm thấy những gì họ muốn.

Nếu người dùng thấy trang web của bạn thực sự hữu ích, họ sẽ truy cập thường xuyên hơn, tăng khả năng trở thành khán giả trung thành của bạn.

Bạn có thể cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách thêm các tính năng như breadcrumbs, giúp tăng khả năng điều hướng theo ngữ cảnh, và các menu tiêu đề thả xuống được thiết kế tốt để cung cấp quyền truy cập vào các chủ đề và chủ đề con của bạn chỉ trong nháy mắt.

8 lưu ý khi xây dựng cấu trúc website

Trong phần này, Tâm sẽ hướng dẫn bạn cách để xây dựng một cấu trúc trang web mà cả công cụ tìm kiếm lẫn người dùng đều yêu thích.

  1. Sử dụng cấu trúc kim tự tháp: (Pyramid Structure)

Cấu trúc trang web của bạn nên được thiết kế để giúp người dùng dễ dàng điều hướng nội dung của bạn. Cách tốt nhất để làm điều đó là sử dụng cấu trúc danh mục kim tự tháp hoặc phân cấp.

Trang chủ của bạn nên ở đầu cấu trúc. Cấp độ tiếp theo nên bao gồm các danh mục, tiếp theo là các danh mục con. Bạn có thể xem lại ảnh mô phỏng cấu trúc website của trang dndtam.com . Hệ thống phân cấp điều hướng của bạn nên trông như thế này:

  • Cấp 1: Trang chủ
  • Cấp 2: Các danh mục
  • Cấp 3: Các danh mục con
  • Cấp 3: Trang sản phẩm hoặc nội dung

Ví dụ, nếu bạn có một website thương mại điện tử, bạn có thể có danh mục chính là “Quần áo”, với các danh mục con như “Nam”, “Nữ”, và “Trẻ em”. Dưới “Nam”, bạn sẽ có các danh mục con khác như “Áo sơ mi”, “Quần”, v.v.

Khi áp dụng mô hình kim tự tháp bạn nên thể hiện kiến trúc website của mình như sau:

  • Mô tả thẳng vào cấu trúc URL của bạn
  • Thể hiện nó bằng menu của bạn
  • Sử dụng breadcrumbs

Trong cấu trúc trên, mất một cú nhấp chuột để từ trang chủ đến trang danh mục, một cú nhấp chuột khác để đến các danh mục con, v.v. Điều quan trọng là đảm bảo rằng bất kỳ trang nào cũng có thể truy cập từ trang chủ trong vòng ba hoặc bốn cú nhấp chuột.

Điều này không chỉ quan trọng đối với người dùng của bạn, vì nó đảm bảo các trang của bạn có thể truy cập, mà còn vì các công cụ tìm kiếm xem các trang xa trang chủ là ít quan trọng hơn và có thể xếp hạng chúng thấp hơn trong kết quả tìm kiếm.

  1. Nghiên cứu cấu trúc website của đối thủ cạnh tranh

Một trong những cách tốt nhất để lên kế hoạch xây dựng cấu trúc nội dung của bạn là nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Điều này sẽ giúp bạn dễ hình dung để lên ý tưởng và cho bạn thấy cách các website thành công đang cấu trúc nội dung của họ. Có hai cách để làm điều đó:

  • Xem xét cấu trúc trang của họ một cách thủ công
  • Phân tích cấu trúc của họ bằng cách tiếp cận dựa trên dữ liệu

Phân tích thủ công

Khi mới bắt đầu, bạn sẽ tìm thấy nhiều ý tưởng về cách cấu trúc nội dung của mình bằng cách truy cập các trang của đối thủ cạnh tranh.

Hãy xem các:

  • Menu
  • Trang danh mục
  • Breadcrumbs
  • Cấu trúc URL

Bằng cách khám phá các trang của đối thủ cạnh tranh, bạn có thể xác định các tính năng chung và khám phá các yếu tố độc đáo. Duyệt các trang này từ góc độ người dùng cuối sẽ cho phép bạn trải nghiệm nội dung của họ trực tiếp, kích thích ý tưởng về cấu trúc và cải thiện trang của bạn.

Phân tích dựa trên dữ liệu

Để phân tích một trang lớn, bạn cần một cách tiếp cận dựa trên dữ liệu để thấy cấu trúc trang tổng thể. Đây là một phương pháp nâng cao đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm. Tâm sẽ cung cấp cho các bạn một số keywords liên quan và tên một số phần mềm miễn phí để bạn có thể tham khảo và tự nghiên cứu.

Keywords liên quan: sitemaps; web scraping; how to conduct a competitor analysis;

Phần mềm liên quan: Site Analyzer; Google Keywords Planner;

  1. Kiểm tra cấu trúc hiện có

Đối với các bạn agency, khi nhận về một website đã có sẵn của khách hàng, điều bạn cần làm đầu tiên khi bắt đầu quy trình “Website Audit” là kiểm tra cấu trúc hiện có của website này.

Bạn có thể làm điều đó bằng cách thu thập dữ liệu các URL của trang web bằng phần mềm như Site Analyzer mà Tâm có đề cập ở trên hoặc bằng cách xem và phân tích sitemaps của website đó.

Bằng cách phân tích các URL được thu thập dữ liệu, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan và cụ thể về cấu trúc thư mục, các thư mục con của trang, hình dung được các danh mục và danh mục con hiện có trên trang.

  1. Cấu trúc website dựa trên từ khóa hoặc “intent”

Nghiên cứu từ khóa (keywords) và chủ đề (topics) sẽ giúp bạn xác định từ khóa nào để nhắm mục tiêu ở tất cả các cấp độ của trang web của bạn. Theo Tâm, bạn nên nhắm mục tiêu các từ khóa chính cho đỉnh Kim tự tháp của hệ thống phân cấp nội dung, chẳng hạn như các trang danh mục của bạn.

Xa hơn trong hệ thống phân cấp, bạn bắt đầu sử dụng các từ khóa trung bình và dài (long-tail keywords).

Bạn có thể dễ dàng làm điều này với công cụ nghiên cứu từ khóa của bạn bằng cách nghiên cứu từ khóa chính và sử dụng bộ lọc để tìm các từ khóa trung bình và dài. Ví dụ, dưới đây, Tâm sử dụng Google Keywords Planner và Ahrefs để tìm kiếm từ khóa chính cho dịch vụ “chống thấm tường“.

Sau một vài bước tìm kiếm và phân tích đây là các từ khóa liên quan cho Niche này:

  • dịch vụ chống thấm tường
  • sơn chống thấm tường
  • cách xử lý tường bị thấm nứt

Từ quan điểm cấu trúc Kim tự tháp, chúng ta sẽ phân loại 3 keywords này như sau:

  • “dịch vụ chống thấm tường”: thuộc về danh mục chính “Dịch Vụ”
  • “sơn chống thấm tường”: thuộc về danh mục sản phẩm chính “Sản Phẩm” hoặc sâu hơn như là “Sản Phẩm>Sơn>”
  • “cách xử lý tường bị thấm nứt”: là nội dung tồn tại dưới một trang danh mục phụ hoặc danh mục con về “Kinh nghiệm chống thấm” hoặc “Hướng dẫn sửa nhà”.
  1. Thiết kế URL của bạn dựa trên cấu trúc trang của bạn

Như Tâm đã đề cập ở lưu ý thứ Nhất, cấu trúc website cũng nên thể hiện rõ trong URL của bạn.

Ví dụ, đây là cấu trúc URL cho một trang thương mại điện tử về Tivi:

  • Trang chủ: tivi.com
  • Danh mục tivi màn hình LED: tivi.com/led/
  • Danh mục con, phân giải 2k: tivi.com/led/2k/
  • Sản phẩm, tivi LED 2k hiệu ABC mã 123: tivi.com/led/2k/abc-123/
  1. Sử dụng Breadcrumbs

Breadcrumbs là một tính năng điều hướng xác định vị trí của một trang trong hệ thống phân cấp nội dung của trang web. Bạn nên sử dụng chúng để thêm một lớp cấu trúc trang bổ sung giúp người dùng điều hướng các trang của bạn bằng cách hiển thị vị trí hiện tại của họ trong hệ thống phân cấp của trang.

Ngoài ra Google sử dụng breadcrumbs để hiểu nội dung trang web của bạn.

Ví dụ, dưới đây, chúng ta thấy rằng dndtam.com trình bày hệ thống phân cấp chủ đề bằng breadcrumbs:

Minh họa sử dụng Breadcrumbs để bổ sung cho cấu trúc website

  1. Đưa các trang, chủ đề chính vào Menu

Sử dụng một menu tiêu đề trực quan có các trang chính của website là rất quan trọng cho trải nghiệm người dùng. Cấu trúc điều hướng rõ ràng này giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy nội dung phụ cần thiết trong mỗi chủ đề.

Từ góc độ SEO, Tâm tin rằng một menu được sắp xếp hợp lý báo hiệu cho các công cụ tìm kiếm tầm quan trọng và hệ thống phân cấp của các trang chính của trang,  ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng từ khóa và uy tín của trang.

  1. Xây dựng liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ (Internal Linking) là một phần quan trọng của cấu trúc website, giúp bạn:

  • Làm nổi bật những nội dung quan trọng của bạn: Bằng cách liên kết đến các trang quan trọng từ các trang có “authority” cao, bạn sẽ báo cho các công cụ tìm kiếm biết rằng các trang này quan trọng hoặc có nội dung quan trọng, nó sẽ giúp tăng cả “authority” và “rank” cho các trang có nội dung quan trọng.
  • Tăng liên kết ngữ cảnh, ngữ nghĩa cho nội dung: Bằng cách sử dụng văn bản liên kết mục tiêu, bạn sẽ nói rõ cho các Công cụ tìm kiếm hiểu các trang đó là gì, nói về vấn đề gì, điều này sẽ giúp các công cụ tìm kiếm hiểu chúng nằm ở đâu trong hệ thống phân cấp nội dung của bạn.
  • Tăng tốc độ thu thập dữ liệu: như Tâm đã chia sẻ ở trên, nếu bạn bố trí các trang không cách trang chủ quá ba hoặc bốn cú nhấp chuột, bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều “crawl credit”. Trang càng xa trang chủ, càng ít quan trọng đối với các công cụ tìm kiếm. Nếu bạn muốn các trang ở xa được tìm thấy, hãy dùng “internal-linking”.

Tổng kết về Cấu trúc website

Thông tin mà không có cấu trúc là vô ích đối với người dùng cũng như các Search Engine (Công cụ tìm kiếm). Biết cách xây dựng cấu trúc hợp lý, trang web của bạn có thể trở thành một thư viện tài nguyên có giá trị cao thu hút người dùng quay lại nhiều lần.

Nó sẽ giúp bạn có cơ hội để xây dựng một mối quan hệ với người dùng của bạn và xác lập thương hiệu của bạn như là một chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn đang nhắm đến.

FAQs

Cấu trúc website thế nào là tốt nhất?

Không có một cấu trúc trang web “tốt nhất” nào duy nhất, và cấu trúc tốt nhất phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu cụ thể của trang web của bạn. Nhưng đây là một số nguyên tắc chung để tuân theo:
1. Làm cho hệ thống phân cấp và điều hướng của bạn rõ ràng và dễ hiểu.
2. Đảm bảo rằng trang web của bạn được tối ưu hóa cho thiết bị để bàn, di động và máy tính bảng.
3. Nhóm nội dung liên quan với nhau bằng cách sử dụng “tag” rõ ràng và liên kết nội bộ “Internal Linking”.

Cấu trúc website có phải là yếu tố xếp hạng không?

Mặc dù không rõ liệu cấu trúc website có phải là một yếu tố xếp hạng trực tiếp hay không, nhưng nó có thể giúp trang web của bạn xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm bằng cách:
1. Giúp các công cụ tìm kiếm hiểu mối quan hệ giữa các trang của bạn
2. Làm cho các bot tìm kiếm dễ dàng phát hiện và lập chỉ mục tất cả nội dung của bạn
3. Cho thấy tầm quan trọng của các trang khác nhau đối với các công cụ tìm kiếm

THÔNG BÁO BÀI VIẾT MỚI

Chuyên Mục:

Tags:

Tư vấn Digital Marketing, Branding dưới góc nhìn Kinh Tế Học Hành Vi và là cố vấn chiến lược SEO theo định hướng Semantic SEO và Topical Authority.

Bài viết này được bảo vệ bản quyển nội dung bởi DMCA; Khi người đọc thực hành các nội dung được đăng tải tại trang web này, người đọc ý thức được rằng trang web này và tác giả của bài đăng sẽ không chịu trách nhiệm cho bất cứ rủi ro nào xảy ra, hãy xem thêm về:  Tuyên bố từ chối trách nhiệm về nội dung.